Sự mơ hồ về thuật ngữ Học thuyết Darwin

Sau này học thuyết Darwin ám chỉ cụ thể tới khái niệm về chọn lọc tự nhiên, rào cản Weismann, hay luận thuyết trung tâm.[5] Mặc dù thuật ngữ này thường được dùng để ám chỉ hoàn toàn tới tiến hóa sinh học nhưng những tín đồ của học thuyết sáng thế đã chiếm dụng nó để ám chỉ tới nguồn gốc sự sống. Do đó nó được coi là niềm tin và sự chấp thuận những công trình của Darwin và những người tiền nhiệm của ông—thay vì những học thuyết khác, bao gồm cả luận cứ mục đích và nguồn gốc ngoài vũ trụ.[6][7]

Nhà sinh vật học người Anh Thomas Henry Huxley đặt ra thuật ngữ Darwinism vào tháng 4 năm 1860.[4] Từ này được sử dụng để miêu tả các khái niệm về tiến hóa nói chung, bao gồm các khái niệm ban đầu được xuất bản bởi nhà triết học người Anh Herbert Spencer. Rất nhiều nhà đề xướng học thuyết Darwin vào thời điểm đó, bao gồm cả Huxley, đã có những dè dặt về tầm quan trọng của chọn lọc tự nhiên, và bản thân Darwin cũng có lòng tin vào cái mà sau này được gọi là học thuyết Lamac. Nhà sinh học tiến hóa người Đức theo học thuyết tân Darwin một cách tuyệt đối August Weismann đã có được một vài người ủng hộ vào cuối thế kỷ 19. Trong khoảng thời gian ước tính từ thập niên 1880 tới khoảng năm 1920, đôi lúc được gọi là "thời kỳ nhật thực của học thuyết Darwin," các nhà khoa học đã đề xuất những cơ chế tiến hóa thay thế khác nhau, thứ cuối cùng đã không trụ vững được. Sự phát triển của thuyết tổng hợp hiện đại vào đầu thế kỷ 20, kết hợp chọn lọc tự nhiên với di truyền học dân số và di truyền học Mendel, đã hồi sinh học thuyết Darwin dưới dạng được cập nhật hóa.[8]